Đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ học phòng chống dịch bệnh Covid-19!

Thứ sáu - 10/09/2021 16:49

An toàn khi học trực tuyến

An toàn khi học trực tuyến
Trẻ em lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về thể chất, tình cảm xã hội và nhận thức; trẻ rất hiếu động, luôn tò mò tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh cuộc sống thường ngày. Vì vậy phụ huynh cần lưu ý khi tổ chức các hoạt động vui chơi, chăm sóc giáo dục đối với trẻ; luôn đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích xảy ra với trẻ.
       Hiện nay do tình hình dịch bệnh Covid mà trẻ chưa thể trở lại trường học, các bậc phụ huynh cần lưu ý những nội dung sau khi chăm sóc trẻ tại nhà :
1. Thứ nhất: Phụ huynh cần tạo môi trường an toàn cho trẻ:
   
*Trẻ được an toàn về sức khỏe: Cần đảm bảo chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ,  đảm bảo vệ sinh  an toàn thực phẩm, cho trẻ uống đủ nước. Vệ sinh cá nhân để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các bệnh thường xảy ra với trẻ khi thời tiết chuyển mùa. Đặc biệt chú ý hướng dẫn trẻ có thói quen trong việc phòng, tránh dịch bệnh Covid-19 như:Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; đánh răng, súc miệng bằng nước muối. Phụ huynh nên rửa  tay bằng xà phòng và vệ sinh đồ chơi trước khi chơi với trẻ.
► An toàn về tâm lý: Tạo cảm giác vui vẻ cho trẻ, đáp ứng nhu cầu vui chơi phù hợp với lứa   tuổi;  tránh dọa nạt, phạt mắng thô bạo với trẻ. 
► An toàn về tính mạng: Tạo cho trẻ không gian chơi trong nhà đảm bảo an toàn, nền nhà tránh trơn trượt, không để các vật sắc nhọn, phích nước, ổ điện và các đồ chơi không đảm bảo  an toàn trong phòng chơi của trẻ, những đồ dùng nguy hiểm cần để ngoài tầm với của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Khi trẻ chơi với các đồ chơi, người lớn cần phải giám sát, hoặc hướng dẫn kỹ cho trẻ trước lúc chơi.
2. Thứ hai: Phòng một số tai nạn xảy ra với trẻ: 

► Phòng tránh tai nạn đuối nước: Người lớn luôn ở bên cạnh để giám sát trẻ, không để trẻ  chơi cạnh những xô, chậu chứa nước; Không để trẻ vào nhà vệ sinh một mình. Các giếng nước, bể nước phải xây cao thành, các dụng cụ chứa nước như chum, vại, xô phải có nắp đậy chắc chắn.
► Phòng tránh dị vật đường thở: Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng, mũi; Khi cho trẻ ăn các quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn; Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói chuyện; Không ép trẻ ăn, uống, khi trẻ  đang khóc.

► Phòng tránh cháy, bỏng: Phụ huynh cần phải kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, uống nước khi còn quá nóng. Không cho trẻ đến gần  nồi đun bếp  ga, nồi canh hoặc phích nước còn nóng. Không để trẻ nghịch diêm, bật lửa và  các chất khác gây cháy bỏng. Để diêm, bật lửa, bàn là, nước nóng, nến xa với tầm với của  trẻ. Giáo dục cho trẻ biết đồ vật và những nơi nguy hiểm.
► Phòng tránh điện giật và phòng tránh các vết thương do vật sắc nhọn: Giáo dục trẻ không  sờ vào ổ điện, không tự động cắm các đồ dùng vào ổ điện. Phụ huynh cần thường kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ổ điện, dây nối máy tính, điện thoại... và hướng dẫn các con sử dụng điện an toàn, đặc biệt là các anh chị đang học THCS, Tiểu học khi học trực tuyến. Loại bỏ những vật sắc nhọn bằng  kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt ra khỏi nơi vui chơi của trẻ.
► Phòng tránh động vật cắn: Không để trẻ chơi gần các bụi cây rậm phòng tránh các con rắn, rết, ong cắn; Không để trẻ đến gần chó hoặc mèo lạ.
► Phòng tránh tai nạn do ngộ độc: Không để bếp than, bếp củi đang đun hoặc đang ủ gần nơi sinh hoạt của trẻ. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến các  món ăn cho trẻ. Không cho trẻ chơi những chai, lọ đựng thuốc, đựng màu gây độc hại cho trẻ; Không được đựng thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc chuột, a-xít, dầu hỏa vào chai nước khoáng, nước ngọt, lon bia, dầu ăn.Thuốc chữa bệnh phải để trên cao ngoài tầm với của trẻ.
     3. Thứ ba: Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên thường xuyên trò chuyện, dạy trẻ nhận biết  những nơi không an toàn, dạy cho trẻ các kỹ năng trong vui chơi, sinh hoạt để đảm bảo an  toàn cho bản thân; Giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm của những đồ dùng, đồ chơi, trò chơi không an toàn để từ đó trẻ hiểu và có kỹ năng phòng tránh.
   
Với mong muốn các bé mầm non được đảm bảo an toàn cả thể chất và tinh thần, trường MN La Khê xin được gợi ý một số giải pháp về đảm bảo an toàn, phòng tránh tai  nạn thương tích cho trẻ như trên để phụ huynh tham khảo, phối hợp tốt với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình trong thời gian nghỉ học.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường

  • Đang truy cập1
  • Hôm nay268
  • Tháng hiện tại7,363
  • Tổng lượt truy cập96,483
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây